
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe cáo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp năm 2022, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình phối hợp năm 2023 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 06 ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Theo báo cáo, các HTX hoạt động sản xuất kinh doanh theo Điều lệ và Luật hợp tác xã 2012, cơ bản chấp hành các quy định pháp luật. Mặc dù kinh tế tập thể, HTX chiếm tỷ trọng trong nền kinh tế còn thấp nhưng kinh tế tập thể có vai trò quan trọng, tiếp tục đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo việc làm, cải thiện, nâng cao đời sống cho nhiều lao động, nhất là lao động khu vực nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện. Các loại hình hoạt động kinh doanh đa dạng trên các lĩnh vực ngành, nghề; đáp ứng nhu cầu, lợi ích của các thành viên và người lao động; vai trò, vị trí của kinh tế tập thể, HTX được nâng lên. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ bản phù hợp và triển khai có hiệu quả đến các HTX, đặc biệt các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn đã thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, liên kết sản xuất với người dân, có điều kiện nâng cấp nhà xưởng, quy mô sản xuất mở rộng và chất lượng sản phẩm ngày được nâng lên, đặc biệt địa phương đã có 27 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, trong đó 16 sản phẩm đạt 3 sao, 01 sản phẩm 4 sao. Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2022 tăng đáng kể so với năm trước, đặc biệt là các HTX tham gia Chương trình OCOP, tạo thu nhập và việc làm cho các thành viên, người lao động.
Năm 2023, để đạt được mục tiêu thành lập mới từ 03 HTX và 01 tổ hợp tác; thu nhập HTX tăng từ 0,8 - 01 lần so với năm 2022; Có khoảng 50% HTX hoạt động hiệu quả, trung bình trên 30%. Có từ 01 - 02 HTX hoạt động hiệu quả gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm, xây dựng thương hiệu địa phương; Số thành viên tham gia HTX, tổ hợp tác và lao động thường xuyên tăng từ 5-7%. Thu nhập bình quân của thành viên và người lao động trong HTX, tổ hợp tác tăng 0,8 - 01 lần so với năm 2022; đăng ký đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn khoảng 60 lượt cán bộ quản lý HTX và tổ hợp tác. Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo trình độ đại học đạt khoảng 30%; trình độ cao đẳng, trung cấp đạt khoảng 50; tốc độ tăng doanh thu đạt khoảng 10%. Tỷ trọng tổng sản phẩm của khu vực kinh tế tập thể (bao gồm cả kinh tế của các thành viên) chiếm khoảng 1,0% so tổng thu ngân sách (phần thu nội địa). Huyện Bình Liêu đề ra các giải pháp cụ thể như: Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã... Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể để phát huy vai trò, trách nhiệm công tác tham mưu tổ chức thực hiện phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Đưa kinh tế tập thể, hợp tác xã là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã, cán bộ quản lý. Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của HTX; việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của nhà nước để nắm bắt kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn đối với các mô hình, dự án được đầu tư. Hỗ trợ kinh tế tập thể, HTX đưa sản phẩm tham gia hội chợ xúc tiến thương mại, OCOP (khoảng 05 – 06 cuộc); hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu sản phẩm…Thực hiện sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã hiện có theo Luật hợp tác xã năm 2012; triển khai rà soát, củng cố lại các HTX hiện có để thực hiện việc đánh giá phân loại một cách chính xác các hợp tác xã để xác định quy mô, vốn, lao động…làm cơ sở cho việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức, củng cố lại hoạt động của các hợp tác theo đúng bản chất hợp tác xã, Luật hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn; phát huy vai trò làm chủ của thành viên; vận động thành viên hợp tác xã góp vốn và nâng mức vốn góp; vận động thu hút thêm thành viên, hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã cùng ngành nghề và địa bàn hoạt động để tăng tiềm lực tài chính và quy mô hoạt động của hợp tác xã. Triển khai rà soát, giải thể các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả, hoạt động mang tính hình thức. Tổ chức phong trào phát triển HTX nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tùy vào điều kiện thực tế, điều kiện HTX trên địa bàn hỗ trợ xây dựng, phát triển mô hình HTX điển hình về kinh doanh hiệu quả, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt HTX tham gia hiệu quả vào Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh; khuyến khích phát triển mô hình HTX trong một số lĩnh vực như: HTX nông nghiệp gắn với thương mại, dịch vụ, du lịch; HTX phát triển các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống (miến dong, mật ong...). Khuyến khích hỗ trợ các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn huyện tham gia thúc đẩy thành lập HTX; huy động và cân đối các nguồn lực của địa phương và huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể; tăng cường cán bộ nông nghiệp ở cơ sở có trình độ chuyên môn phù hợp đến hỗ trợ kỹ thuật tại các HTX…

Ký kết chương trình phối hợp giữa Huyện Bình Liêu với Liên minh HTX tỉnh về triển khai thực hiện NQ số 06
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe hướng dẫn về chuyển đổi số; Đồng thời, ký kết chương trình phối hợp năm 2023 giữa Liên minh Hợp tác xã tỉnh với UBND huyện Bình Liêu thực hiện Nghị quyết số 06 ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh. Ký kết bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa các Công ty với Hợp tác xã./.