Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

30/12/2020 09:13

    Với mục tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) bảo đảm nâng cao kỹ năng để người nông dân sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập, có cơ hội tìm được việc làm ổn định, từng bước tiến tới sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn, nhằm xây dựng nông thôn ngày càng phát triển phải xác định quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, những năm qua, huyện Bình Liêu đã đẩy mạnh đào tạo nghề cho LĐNT góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

     Hiện nay trên địa bàn huyện Bình Liêu có 12.655/18.817 lao động qua đào tạo (67,25% và đạt 98,82% so với kế hoạch năm 2020), trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 6.269/18.817 lao động (33,31%, đạt 105,07 % so với kế hoạch). Đây là tỉ lệ đáng mừng dù chưa đạt so với kế hoạch đề ra do ảnh hưởng của đại dịch covid-19. Dù vây, trong năm các đơn vị chức năng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm, điều tra khảo sát nhu cầu học nghề và tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác lập kế hoạch phù hợp cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và chương trình xây dựng nông thôn mới tại mỗi địa phương. Hoạt động hỗ trợ LĐNT học nghề được thực hiện đúng chính sách, các lớp dạy nghề đúng đối tượng. Chương trình dạy nghề cho LĐNT được các cấp, ngành và nhân dân hưởng ứng. Thông qua các lớp dạy nghề, người học được trang bị kiến thức về khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh vươn lên làm giàu, thoát nghèo cho chính bản thân.

     Năm 2020, huyện giải quyết việc làm cho 426 người, đạt 106,5% so với kế hoạch, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiêp 259 lao động; thương mại - dịch vụ 167 lao động. Số lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp ngoài huyện, có 819 lao động, trong đó đang học tập và làm việc tại Tập đoàn Than, khoáng sản Việt  Nam là 132 người. Toàn huyện mở 7 lớp dạy nghề với 140 học viên, đạt 700% so với kế hoạch của tỉnh (kế hoạch tỉnh 7/1 lớp), đạt 77,77% so với kế hoạch của huyện (7/9 lớp). Trong đó, Phòng LĐ-TB&XH  mở 01 lớp dạy nghề phi nông nghiệp: Lớp chế biến món ăn với 20 học viên.  Phòng Nông nghiệp &PTNT mở  06 lớp nghề nông nghiệp (01 lớp trồng và chăm sóc cây ăn quả; 03 lớp kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm; 02 lớp trồng nấm), nguồn kinh phí tỉnh cấp.

     Hội Nông dân tỉnh trao gà giống, thức ăn, kinh phí làm chuồng cho các hộ dân xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu

     Bên cạnh đó, Phòng Lao động TB&XH đã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện giải ngân vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm năm 2020 (vốn 120), kinh phí giải ngân 23.702 triệu đồng, thực hiện 431 dự án thu hút 426 lao động, trong đó tập trung vào các dự án sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp.

    Có được kết quả này, năm 2020, huyện đã tiếp tục triển khai quy chế phối hợp với Tập đoàn Thanh - Khoáng sản Việt Nam về công tác giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn giai đoạn 2020-2023. Phối hợp với Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức 04 Hội nghị tư vấn tuyển sinh đào tạo, đưa lao động đi làm việc tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cho 129 lao động tham gia (Tư vấn tại xã Đồng Tâm, Đồng Văn+ Hoành Mô, Húc Động, Vô Ngại+ Thị trấn). Tạo điều kiện cho 212 lao động (trong đó trực tiếp lao động 109 người) đi tham quan, nghiên cứu tại Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam và các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

    Để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, huyện Bình Liêu đã đưa ra một số chỉ tiêu cho thời gian tới, như: tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68,05% (trong đó tỷ lệ có bằng cấp, chứng chỉ đạt 31,03%). Giải quyết việc làm cho 400 lao động trở lên. Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng lao động nông thôn: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động; tổ chức phiên giao dịch việc làm; cập nhật thường xuyên, đầy đủ, chính xác hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động; theo dõi, đánh giá kết quả giải quyết việc làm, nắm bắt kịp thời tình hình lao động trong các doanh nghiệp... Dạy nghề cho lao động nông thôn phải xác định mục tiêu đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm, giúp người dân có thêm kiến thức, kỹ năng đối với nghề được học để nông dân làm kinh tế, tìm cơ hội có việc làm, tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững./.

Lê Thị Bẩy



Gửi ý kiến phản hồi

Tìm kiếm theo chuyên mục - nội dung - ngày tháng

Tin mới nhất
Tin sở ban ngành
Bản đồ

Lịch công tác trống

Tin tiêu điểm
Website liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay: 700
Đã truy cập: 3072337
Thông tin báo chí